Độ A: thân- thân răng (hình 8-2)
Răng kẹt một phần phía gần (loại I hay II), nghĩa là thân gần chạm mặt phẳng nhai. Trong trường hợp này, phẫu thuật hầu như không khó. Trước khi lấy răng, phẫu thuật viên nên khám cẩn thận mối tương quan của răng với bờ xương ổ răng phía xa (cành cao xương hàm dưới).
Răng kẹt một phần phía xa (loại III) thì hạn chế cắt xương. Phẫu thuật viên có khuynh hướng cắt thân răng.
Răng kẹt một phần phía ngoài (loại II, III). Tùy độ há miệng của bệnh nhân, lấy xương có thể bằng mũi khoan tròn, trụ với tay khoan khuỷu. Xương thành ngoài của ổ răng được lấy đi bằng khoan xương hay kiềm gặm xương. (hình 8-5a; 8-5b; 8-5c).

Răng loại II, III thường có chỉ định cắt răng. Nếu chân chia rời nhau, cắt răng dọc theo trục của nó, sâu đến vùng chẽ, rồi sau đó tách chia chân răng. Nếu răng một chân, cắt xương phía xa đến ngang cổ răng.

Độ B: thân- cổ răng (hình 8-6a đến 8-6n)
Thân R8 nghiêng gần nằm dưới đường vòng lớn nhất của R7, thân R8 tiếp xúc với chân R7. Trường hợp này thường phải cắt R8.
Lấy xương là cần thiết vì răng nằm trong xương hàm dưới. Một số điều lưu ý: o Bộc lộ hoàn toàn mặt nhai của răng (hinh 8-6d).
- Bộc lộ hoàn toàn đường vòng lớn nhất của R. (hình 8-6c)
- Thám sát được cổ răng phía gần để tạo điểm đặt nạy.
Cắt răng:
- Chia chân từ thân răng (nếu chân chia làm hai) dọc theo trục của thân, từ mặt nhai đến vùng chẽ. Đặt nạy vào khe vừa cắt, tách răng ra làm 2 phần, giúp lấy răng dễ dàng. (hình 8-6g; 8-6l).
- Phía gần: Cắt từ giữa răng hướng đến cổ răng phía gần.
- Phía xa: Với loại II và III, cắt thân thì ưu tiên hơn cắt xương, đặc biệt khi răng có hướng nghiêng phía lưỡi.



Độ C: thân- chân răng (hình 8-7a đến 8-7e)
Thân R8 (phía gần) gần như tiếp xúc với chân R7. Dạng này chân R8 thường đi qua ống thần kinh răng dưới.
Nguyên tắc lấy xương: xác định vị trí bao mầm R, lấy xương mặt ngoài.
Phần răng lồi trên xương ổ răng cho phép phẫu thuật viên tựa vào lấy chân răng.
Khám kỹ tìm các yếu tố sau:
- Ở bệnh nhân trẻ với nguyên nhân nhiễm trùng là chỉ định nhổ răng hay chân răng chưa phát triển hoàn chỉnh thì mô nha chu R7 nhìn chung sẽ tái sinh tốt. Quan trọng hơn nữa, không có nguy cơ tổn thương thần kinh răng dưới (hình 8-8a; 8-8-b).
- Nhổ răng với sự hiện diện của nang do răng hay các sang thương khác. Lúc này, lấy răng đồng thời với lấy nang hay giải quyết những thương tổn vùng quanh chân R7.
- Nên lấy R7 đồng thời với R8 với những trường hợp người lớn tuổi, có thương tổn nha chu R7 (mô nha chu R7 không thể tái sinh sau khi nhổ R8 do mất hết cấu trúc lamina dura).
- Bảo tồn răng kẹt trong trường hợp răng có màng nha chu mỏng. Vì khi phẫu thuật phải cắt bỏ nhiều xương có thể gây tổn hại chân R7.


Bạn có thể tham khảo thêm các loại dụng cụ và vật liệu sử dụng trong quá trình nhổ răng
Thuốc tê nhổ răng
Kiềm nhổ răng
Nạy nhổ răng
Dụng cụ nhổ răng
Cầm máu nhổ răng
Chỉ khâu nhổ răng
Bóc tách nhổ răng
Dụng cụ nhổ chân răng