Kiến thức Y học của kiến thức RHM

Trong những năm gần đây, các nha sĩ ngày càng ghi nhận tỷ lệ sâu răng lan rộng ở thanh thiếu niên ngày một tăng. Dù nhiều người cho rằng nguyên nhân nằm ở vệ sinh răng miệng kém hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, một yếu tố tiềm ẩn nhưng cực kỳ phổ biến hiện nay chính là: thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá mức. Điện thoại thông minh, máy tính bảng, trò chơi điện tử, YouTube và mạng xã hội không còn xa lạ với giới trẻ. Nhưng liệu bạn có biết rằng việc dành hàng giờ mỗi ngày dán mắt vào màn hình có thể âm thầm tàn phá sức khỏe răng miệng?

Thiếu răng bẩm sinh – hay còn gọi là Hypodontia – là một trong những dị tật răng miệng phổ biến, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Mặc dù tình trạng này không gây đau đớn hay nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó lại ảnh hưởng sâu sắc đến thẩm mỹ khuôn mặt, chức năng nhai, khả năng phát âm, cũng như sự tự tin của người bệnh trong giao tiếp hằng ngày.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nha khoa. AI trong nha khoa giúp cải thiện chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị, tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao trải nghiệm của bệnh nhân.

Cúm là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng và thường xuất hiện thành các đợt dịch theo mùa. Do tính phổ biến của bệnh, nhiều người thường có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, xem đây chỉ là một bệnh lý thông thường, tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu không được phòng ngừa và điều trị đúng cách, cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng thứ phát hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh lý nền sẵn có như tim mạch, tiểu đường.

Không bị chấn thương va đập, cũng không bị viêm nhiễm hoại tử, 4 chiếc răng cửa của một bé gái bỗng lung lay rồi tự bật ra khỏi hàm dưới. Hiện tượng kỳ lạ đã được các bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM tìm hiểu và xác định do một loại gen của bé bị đột biến.

Nhật Bản đang nghiên cứu một loại thuốc giúp mọc lại răng, với hy vọng thay thế các phương pháp như răng giả hay cấy ghép. Loại thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn protein USAG-1, vốn là yếu tố ức chế sự phát triển của răng. Kết quả thử nghiệm trên chuột và chồn cho thấy bộ răng mới đã mọc trở lại, mở ra tiềm năng ứng dụng trên con người.