Ở Việt Nam, theo báo cáo của Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải, tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ cao khi răng vừa mới mọc (6-8 tuổi - 20.9%) và tăng dần theo tuổi, từ sau 9 tuổi, tỉ lệ sâu răng ở trẻ em nghiêm trọng hơn (34.4% - 43.7 %) Chấn thương răng là một tình trạng phổ biến ở trẻ em, và là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chết tủy ở răng trước vĩnh viễn chưa đóng chóp, có 25% trẻ em trong độ tuổi đến trường bị chấn thương răng.
Tạp chí KHOA HỌC - Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Số Đặc biệt 12/2022
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MTA VÀ BIODENTINET
TRONG ỨNG DỤNG LÂM SÀNG Ở TRẺ EM
Tập thể tác giả:
Nguyễn Thị Mai Phương - Diệp Bửu Chi - Bùi Ngọc Phương Dung - Phan Ngọc Thảo Sương - Nguyễn Đức Thanh Bình - Lê Thành Trực - Lưu Quang Vinh - Dương Khang Nguyên
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Ở Việt Nam, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ cao khi răng vừa mới mọc (20,9%) và tăng theo tuổi.
Chấn thương răng là một tình trạng phổ biến ở trẻ em và là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chết tủy ở răng trước vĩnh viễn chưa đóng chóp. Các khiếm khuyết ở vùng răng cửa trước có ảnh hưởng tiêu cực lên sự khỏe mạnh về tinh thần và xã hội của trẻ, trong khi việc mất các răng hàm, nhất là răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ảnh hưởng lên khớp cắn và chức năng ăn nhai, cũng như có sự tiêu xương sau nhổ răng. Do đó việc giữ lại răng cho trẻ cho đến tuổi trưởng thành là rất quan trọng để giảm bớt các điều trị phức tạp và tốn kém sau này. Hiện nay nhiều vật liệu mới đã ra đời với sự cải tiến về sinh học và khả năng kích thích sửa chữa mô răng và lành thương như vật liệu Calcium Silicate (Mineral trioxide aggregate (MTA), Biodentine), có hiệu quả cao trong điều trị bảo tồn và điều trị tủy răng. Tuy nhiên các loại vật liệu này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.
Trong bài này, các case lâm sàng được trình bày bao gồm các bệnh lý về tủy (hoại tử tủy, viêm tủy không hồi phục) và chấn thương răng (răng rơi khỏi ổ, gãy ngang thân răng). Hai loại vật liệu được sử dụng trong điều trị là Proroot MTA và Biodentine. Trong một số ca lâm sàng, Biodentine và MTA được trộn với nhau theo tỉ lệ 2:1. Về kết quả điều trị, MTA và Biodentine với tính đều cho kết quả tốt trên hầu hết các ca lâm sàng. Tuy nhiên, nhược điểm chính của MTA là gây đổi màu răng sau một thời gian, do đó không thích hợp để trám các răng cần tính thẩm mỹ, trong khi nhược điểm của Biodentine là độ cản quang thấp gây khó khăn trong quá trình điều trị. Việc trám bằng hỗn hợp Biodentine và MTA theo tỉ lệ 2:1 đã khắc phục được nhược điểm độ cản quang kém của Biodentine. Về khả năng gây đổi màu răng, cần theo dõi thêm các ca lâm sàng để cho ra kết quả.
Hiện nay nhiều vật liệu mới đã ra đời với sự cải tiến về sinh học và khả năng kích thích sửa chữa mô răng và lành thương như vật liệu Calcium Silicate (MTA, Biodentine) có hiệu quả cao trong điều trị bảo tồn và điều trị tủy răng. Tuy nhiên các loại vật liệu này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.
Mineral trioxide aggregate (MTA) là một hỗn hợp gồm các thành phần sau: Portland cement (75%), bismuth oxide (20%), và gypsum (5%). Thành phần chính của MTA, Portland cement bao gồm dicalcium silicate, tricalcium silicate, tricalcium aluminate, và tetracalcium aluminoferrite. MTA được trình bày dưới dạng bột và dung dịch, khi trộn có dạng bột nhão và đông cứng dần trong môi trường miệng .
Các ứng dụng lâm sàng của MTA bao gồm:
- Che tủy trực tiếp hoặc gián tiếp
- Lấy tủy buồng
- Trám bít lỗ thủng
- Trám bít ống tủy
- Phẫu thuật nội nhaRăng chưa đóng chóp
- Răng bị chấn thương
- Răng nội tiêu/ngoại tiêu
- Tái tạo mạch máu
Biodentine (Septodont) là một loại xi măng chịu nước được coi như là vật liệu thay thế ngà răng, đặc biệt là sử dụng trong liệu pháp bảo tồn tủy sống (Vital pulp therapy - VPT). Biodentine gồm bột và nước được đóng gói dưới dạng con nhộng và ống dung dịch. Thành phần của bột bao gồm 80% tricalcium silicate, 15% calcium carbonate và 5% zirconium oxide [6]; phần nước bao gồm nước, calcium, chlorine, sodium và magnesium.
Các ứng dụng của Biodentine™ bao gồm:
- Liệu pháp bảo tồn tủy sống: che tủy gián tiếp, che tủy trực tiếp/lấy tủy buồng, điều trị tiêu chân răng.
- Điều trị tủy răng: phục hồi răng bị thủng sàn/thủng chân, tạo nút chặn chóp ở răng chưa đóng chóp, trám ngược sau phẫu thuật cắt chóp.
Bảng 1. So sánh các đặc tính cơ học, hóa học và vật lý của MTA và Biodentine
Hình 1. Nhược điểm của MTA
Bảng 2. Đặc tính sinh học của MTA và Biodentin
Hình 2. Nhược điểm của Biodentine
Tham luận
Về kết quả điều trị, MTA và Biodentine với tính đều cho kết quả tốt trên hầu hết các ca lâm sàng. Trong một số ca chấn thương có răng rơi khỏi ổ, có thể xuất hiện ngoại tiêu do viêm, đây là một biến chứng thường gặp của răng cắm lại. Trường hợp này ta hướng tới mục tiêu là giữ răng trên cung hàm để hạn chế tiêu xương cho bệnh nhân.
Nhược điểm chính của MTA được quan tâm trong bài này là gây đổi màu răng sau một thời gian do đó không thích hợp để trám các răng cần tính thẩm mỹ, trong khi nhược điểm của Biodentine là độ cản quang thấp gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Sự đổi màu của răng xảy ra cả trong các ca lấy tủy chân và lấy tủy buồng. Bismuth, thành phần tạo độ cản quang trong MTA, gây ra sự đổi màu răng, do oxide của nó. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự đổi màu của răng và MTA: nhiễm máu, MTA tiếp xúc với dung dịch NaOCl, sự hiện diện của oxy và ánh sáng trong ống tủy
Độ cản quang của Biodentine™ tương đương với tấm nhôm có độ dày 3,5 mm, thấp hơn nhiều so với MTA (7,17 mm) [9]. Độ cản quang của Biodentine™ nhờ 5% zirconium oxide trong thành phần. [17] Trong các ca lâm sàng trên, khi sử dụng Biodentine™ làm vật liệu trám, độ cản quang trên phim của Biodentine™ gần giống với ngà răng, gây khó khăn cho việc đánh giá kết quả trám.
Việc trám bằng hỗn hợp Biodentine và MTA theo tỉ lệ 2:1 đã khắc phục được nhược điểm độ cản quang kém của Biodentine. Về khả năng gây đổi màu răng, trên hai ca lâm sàng ghi nhận một ca không gây đổi màu và đổi màu nhẹ trong một ca. Cần theo dõi thêm nhiều ca lâm sàng để cho ra kết quả về sự đổi màu, có thể sẽ điều chỉnh lại ti lệ của hỗn hợp để cho ra kết quả tốt nhất. Việc trộn hỗn hợp hai vật liệu cũng giúp giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân so với điều trị bằng MTA.
Kết luận
Hiện nay, vật liệu Calcium Silicate đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị tủy răng với tính ưu việt về tương hợp sinh học, tuy nhiên mỗi loai vật liệu vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định: MTA gây đổi màu răng, Biodentine có tính cản quang thấp. Để khắc phục các nhược điểm nêu trên của Biodentine và MTA, chúng tôi trộn hai vật liệu trên theo tỉ lệ 2:1. Hỗn hợp có độ cản quang cao hơn Biodentine và giảm được chi phí điều trị so với điều trị bằng MTA đơn thuần. Tuy nhiên việc hạn chế đổi màu răng chưa được ổn định, tỉ lệ có thể sẽ được điều chỉnh trong các ca lâm sàng sau và tiếp tục theo dõi.
Bạn có thể tham khảo thêm các loại vật liệu nội nha phổ biến
- Trâm nội nha
- MTA nội nha
- Cone nội nha
- Thiết bị nội nha
- Biodentine
- Vật liệu Septodont
Tài liệu được copy từ link:https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/374/311
Trong quá trình đăng lại có 1 số từ ngữ và hình ảnh đã được biên soạn lại có thể sai, rất mong các bạn đọc và cho xin ý kiến để sửa lại, xin chân thành cảm ơn