Cao răng, hay còn gọi là vôi răng, là lớp cặn cứng bám chặt trên bề mặt răng hoặc dưới nướu. Nó được tạo thành từ sự tích tụ của mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, và các chất khoáng trong miệng. Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nếu không được loại bỏ kịp thời.
Cạo vôi răng, lấy cao răng là gì?
Cạo vôi răng (hay lấy cao răng) là một thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ lớp cao răng (vôi răng) bám trên bề mặt răng và dưới mép nướu. Cao răng là kết quả của sự tích tụ mảng bám thức ăn, vi khuẩn và các chất khoáng trong nước bọt không được vệ sinh kịp thời, lâu ngày bị vôi hóa và cứng lại.
Vôi răng có những loại nào?
Vôi răng thường: Là loại cao răng được hình thành từ mảng bám thức ăn, vi khuẩn và khoáng chất không được làm sạch.
Vôi răng huyết thanh: Hình thành khi cao răng thường gây viêm lợi, khiến lợi chảy máu. Máu thấm vào cao răng làm chúng có màu nâu đỏ đặc trưng.
Vôi răng hình thành như thế nào?
Sau mỗi bữa ăn khoảng 15 phút, một lớp màng mỏng bắt đầu bám trên bề mặt răng. Nếu không vệ sinh đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển và tạo nên mảng bám.
Theo nghiên cứu, 1mg mảng bám chứa tới 1 tỷ vi khuẩn – đây là "thức ăn" chính cho các bệnh răng miệng.
Khi mảng bám không được làm sạch kịp thời, nó sẽ vôi hóa bởi các muối vô cơ trong nước bọt, trở nên cứng và bám chặt vào răng. Lúc này, chỉ có nha sĩ mới có thể loại bỏ bằng dụng cụ chuyên dụng.
Vì sao cần cạo vôi răng định kỳ?
Nếu không được loại bỏ, cao răng có thể dẫn đến:
Viêm lợi: Gây chảy máu khi đánh răng, miệng hôi, lợi sưng đỏ.
Viêm nha chu: Làm tiêu xương quanh răng, khiến răng bị ê buốt, lung lay, thậm chí rụng răng.
Viêm tủy răng: Vi khuẩn từ cao răng xâm nhập vào tủy, gây đau nhức nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân: Vi khuẩn trong cao răng có thể gây bệnh viêm amidan, viêm họng, lở miệng (áp-tơ), và thậm chí tác động xấu đến tim mạch. Đó chính là các lý do tại sao cần cạo vôi răng
Ngoài ra cạo vôi răng còn giúp bảo vệ răng miệng
Giúp phòng ngừa mắc phải các bệnh do sự hình thành vi khuẩn trong cao răng gây nên, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
Giúp loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả
Chăm sóc răng miệng tốt không chỉ bảo vệ nụ cười mà còn phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm!
Ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng: Cao răng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dễ gây viêm lợi, viêm nha chu và sâu răng.
Bảo vệ nướu và xương răng: Loại bỏ cao răng giúp duy trì nướu khỏe mạnh và hạn chế tiêu xương quanh răng.
Cải thiện hơi thở: Cao răng và vi khuẩn là nguyên nhân chính gây hôi miệng.
Tăng tính thẩm mỹ: Lấy cao răng giúp răng sáng hơn và tạo cảm giác sạch sẽ.
Cạo vôi răng mang lại lợi ích gì?
Giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm lợi và nha chu.
Duy trì cấu trúc xương răng ổn định, tránh hiện tượng tiêu xương răng.
Cải thiện hơi thở thơm mát và cảm giác tự tin khi giao tiếp.
Hạn chế ê buốt và các biến chứng do vi khuẩn trong cao răng gây ra.
Lời khuyên: Nên lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh. Đừng đợi đến khi cao răng bám dày hoặc có dấu hiệu đau nhức mới đến nha sĩ!
Cạo vôi răng có đau không?
Thông thường, việc lấy cao răng không gây đau, nhưng bạn có thể cảm thấy:
Ê buốt nhẹ khi dụng cụ làm sạch tiếp xúc với răng, đặc biệt ở những người có răng nhạy cảm.
Chảy máu lợi (nhiều hay ít tùy thuộc tình trạng răng miệng).
Cảm giác ê buốt khi uống nước nóng hoặc lạnh có thể kéo dài 1-2 ngày sau khi lấy cao răng, nhưng sẽ nhanh chóng biến mất.
Quy trình cạo vôi răng
Bước 1: Bác sĩ nha khoa kiểm tra tình trạng răng miệng để xác định mức độ cao răng và các vấn đề liên quan.
Bước 2: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng (máy siêu âm hoặc dụng cụ cầm tay) để làm sạch cao răng trên bề mặt răng và dưới nướu.
Bước 3: Đánh bóng răng nhằm làm mịn bề mặt răng, giúp giảm khả năng bám dính của mảng bám mới, ngoài ra còn làm cho răng trắng sáng hơn
Lưu ý: Sau khi cạo vôi răng, bạn nên hạn chế đồ ăn quá nóng/lạnh để giảm ê buốt và giữ răng sạch sẽ hơn.
Bao lâu nên cạo vôi răng một lần?
Các chuyên gia khuyên rằng nên cạo vôi răng định kỳ 3-6 tháng/lần, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và thói quen chăm sóc cá nhân. Việc này giúp duy trì sức khỏe răng miệng tốt và ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng.
Hãy chăm sóc răng miệng mỗi ngày và duy trì thói quen khám răng định kỳ. Nụ cười khỏe mạnh sẽ luôn đồng hành cùng bạn!
Các bạn có thể tham khảo thêm các loại vật liệu sử dụng cho cạo vôi phổ biến
Sò đánh bóng cạo vôi răng
Chổi đánh bóng cạo vôi răng
Bột đánh bóng cạo vôi răng
Cây cạo vôi răng insert
Mũi cạo vôi răng
Máy cạo vôi răng