Cúm là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng và thường xuất hiện thành các đợt dịch theo mùa. Do tính phổ biến của bệnh, nhiều người thường có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, xem đây chỉ là một bệnh lý thông thường, tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu không được phòng ngừa và điều trị đúng cách, cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng thứ phát hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh lý nền sẵn có như tim mạch, tiểu đường.
Bệnh cúm và những nguy cơ tiềm ẩn
Cúm là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng và thường xuất hiện thành các đợt dịch theo mùa. Do tính phổ biến của bệnh, nhiều người thường có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, xem đây chỉ là một bệnh lý thông thường, tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu không được phòng ngừa và điều trị đúng cách, cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng thứ phát hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh lý nền sẵn có như tim mạch, tiểu đường.
Bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa cúm là điều vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Triệu chứng của bệnh cúm
Cúm thường có biểu hiện khởi phát đột ngột và lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Một số triệu chứng điển hình bao gồm:
• Triệu chứng toàn thân: sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn.
• Triệu chứng hô hấp: nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm, khô rát, đau họng, khàn tiếng.
Ở một số trường hợp, cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh lý sẵn có như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó, việc phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời là rất quan trọng.
Tại sao cần phòng ngừa bệnh cúm?
Cúm là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt trong môi trường đông người như trường học, nơi làm việc, bệnh viện,… Việc chủ động phòng ngừa cúm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.
Theo y học cổ truyền (YHCT), nguyên nhân gây bệnh cúm là do cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho phong tà (gió độc) và thời hành dịch độc (mầm bệnh theo mùa) xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, việc nâng cao sức đề kháng, giữ gìn sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Hiện nay, ngoài các phương pháp phòng bệnh hiện đại như tiêm vắc-xin, vệ sinh cá nhân, chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc kết hợp các phương pháp y học cổ truyền sẽ giúp tăng hiệu quả phòng ngừa và điều trị cúm một cách toàn diện.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả
Tiêm vắc-xin cúm hằng năm
Tiêm vắc-xin cúm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm mức độ nghiêm trọng khi nhiễm cúm và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Vắc-xin cúm cần được tiêm nhắc lại hằng năm vì virus cúm liên tục biến đổi, tạo ra các chủng virus mới.
Những đối tượng ưu tiên nên tiêm phòng cúm bao gồm:
• Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên
• Người cao tuổi, phụ nữ mang thai
• Người mắc bệnh mãn tính (tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, suy giảm miễn dịch)
• Nhân viên y tế, giáo viên, những người thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng
Duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch
• Giữ ấm cơ thể: hạn chế ra ngoài khi trời lạnh, đặc biệt vào sáng sớm và ban đêm. Khi ra đường cần mặc đủ ấm, đeo khẩu trang để tránh nhiễm lạnh. Giữ ấm vùng cổ, tay chân và đầu là điều quan trọng để phòng bệnh.
• Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm sạch họng và ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập.
• Chế độ dinh dưỡng khoa học: hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi), uống đủ nước và tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Một số bài thuốc dân gian giúp tăng cường sức đề kháng như:
• Canh thuốc: 15g hành lá, 30g củ cải trắng, 3g rau mùi giúp làm ấm cơ thể, tiêu trừ tà khí.
• Trà gừng, táo tàu, bạc hà, hoa cúc: giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho, đau họng và hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm.
• Tập thể dục thường xuyên: tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng, yoga hoặc các bài tập dưỡng sinh giúp nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus.
Các phương pháp phòng và hỗ trợ điều trị cúm theo y học cổ truyền
Xông hơi thảo dược
Xông hơi là phương pháp phổ biến giúp giải cảm, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm triệu chứng nghẹt mũi, đau họng.
• Bài xông 1: lá hành, tỏi, chanh, bưởi, tía tô, sả, bạc hà, kinh giới.
• Bài xông 2: lá chanh/bưởi 80g, rau húng bạc hà 20g, lá tía tô 20g, lá sả 2 nhánh, tỏi đập nhỏ 3 tép.
Cách thực hiện: rửa sạch nguyên liệu, đun với 2-3 lít nước, xông trong 10-20 phút, sau đó ăn cháo hành tía tô để tăng hiệu quả giải cảm.
Các phương pháp trị liệu tại phòng khám y học cổ truyền
• Xông tinh dầu thảo mộc giúp sát khuẩn, giảm nghẹt mũi, hỗ trợ điều trị cảm cúm.
• Ngâm chân thảo dược giúp thư giãn, lưu thông khí huyết, giảm nguy cơ nhiễm lạnh.
• Châm cứu, cứu ngải giúp giữ ấm cơ thể, tăng cường đề kháng, hỗ trợ lưu thông khí huyết.
• Xoa bóp bấm huyệt giúp thư giãn, giảm đau nhức cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
• Sử dụng thuốc Đông y kết hợp các bài thuốc YHCT để nâng cao sức khỏe, giảm triệu chứng cúm.
Kết luận
Bệnh cúm là một bệnh lý phổ biến nhưng không thể chủ quan, đặc biệt trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi thất thường. Chủ động phòng ngừa cúm bằng cách tiêm vắc-xin, duy trì lối sống lành mạnh và áp dụng các phương pháp y học cổ truyền sẽ giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Hãy liên hệ ngay với phòng khám y học cổ truyền để được tư vấn và hỗ trợ các phương pháp phòng ngừa và điều trị cúm hiệu quả.
BS. Ngô Thị Hồng Ánh - BV DHYD Huế