Đường rạch trên niêm mạc phải đảm bảo:
- Tạo phẫu trường đủ rộng cho phép cắt xương an toàn với vị trí răng ngầm bất kỳ.
- Tạo đủ chỗ cho dụng cụ banh đặt vào mà không kéo quá căng, gây rách mô mềm.
- Bảo đảm đủ chỗ làm việc cho các dụng cụ xoay tròn như mũi khoan, không nguy cơ sang chấn mô xung quanh.
- Vạt niêm mạc phải được đóng lại sau phẫu thuật sao cho càng kín càng tốt, và mô quanh răng ở phía xa phải được bảo tồn tối đa.
Để đạt được những mục tiêu trên và mô mềm lành tốt, đường rạch nói chung nên trên mặt xương sau răng cối và thân răng ngầm (hình 6-2a; 6-2b; 6-2c). Đường rạch có 3 giai đoạn:
- Rạch niêm mạc phía xa răng cối.
- Rạch giảm căng phía xa.
- Rạch giảm căng phía gần.


.png)
Rạch niêm mạc màng xương vùng sau răng cối
Đường rạch này xuyên qua nướu phía xa răng cối; dọc theo trục cung hàm đến giữa mặt xa R7 tương ứng. Nếu R8 đang mọc, một phần thân răng đã bộc lộ trong miệng, đường rạch nên xuyên qua niêm mạc sao cho bộc lộ toàn bộ mặt nhai của R8. (hình 6-3; 6-4).
Rạch giảm căng phía sau
Tạo vạt niêm mạc màng xương để giảm căng thì theo hướng chếch ngoài, mục tiêu là tạo phẫu trường đủ rộng nhằm bộc lộ toàn bộ thân răng về phía xa và banh má được dễ dàng.=
Rạch giảm căng không nên thẳng với đường rạch trước đó vì 3 nguyên nhân:
- Đường rạch sẽ ra khỏi bờ trong của tam giác hậu hàm và không nằm trên bề mặt xương, mà vào niêm mạc phía lưỡi tương ứng vùng cành cao xương hàm dưới. (hình 6-5).
- Thần kinh lưỡi có thể bị tổn thương vì đi ngang qua đường rạch.
- Nếu đường giảm căng thẳng góc với đường rạch trước đó (đường rạch sau hàm) thì khó bóc tách, tạo vạt niêm mạc không hoàn chỉnh. Qua thao tác sờ nền xương, phẫu thuật viên nên xác định hướng của đường rạch sao cho chếch về phía ngoài, dọc đường chéo ngoài, chếch lên hướng về phía bờ trước cành cao xương hàm dưới (hình 6-6, 6-7).
Trong trường hợp loại I, có thể thực hiện đường rạch chỉ một thì bằng dao số 15. Cắt từ sau ra trước, từ ngoài vào trong về phía mặt xa R7. Đường rạch này tạo một vòng cung có điểm kết thúc tại giữa mặt xa R7 trên niêm mạc (hình 6-6-;6-7).
Trong trường hợp loại III, phần trước cành cao xương hàm dưới và các cơ tương ứng phía dưới nằm gần mặt xa R7. Nên cần phải chia đường rạch làm hai thì rõ ràng:
- Rạch phía sau R7, trên nền xương hàm dưới tương ứng.
- Rạch về phía tiền đình ngách lợi, lưu ý cần sát màng xương để cắt đứt màng xương.
Đường rạch cắt đứt màng xương giúp bóc tách vạt một cách dễ dàng, tạo vạt không quá căng để bộc lộ toàn bộ phẫu trường. Trong đa số các trường hợp loại III, và trong một số trường hợp loại II, không cần thiết phải rạch hết niêm mạc màng xương ở mặt trước cành cao xương hàm dưới để giảm căng.

Rạch giảm căng phía trước
Đường rạch đi vào bản xương, chếch xuống, tạo vạt niêm mạc màng xương, bắt đầu từ khe nướu, áp sát với răng cối. Rạch trong khe nướu từ phía sau răng cối bằng dao số 12, bóc tách toàn bộ mô bao phủ cổ răng (hình 6-8a;6-8b). Đường rạch này bám sát khe nướu răng cối lớn và xuyên qua vùng gai nướu nhằm bóc tách toàn bộ gai nướu (hình 6-9).
